Giữ hòa khí nơi công đường.

Giữa miền núi biên cương Cao Bằng – nơi núi cao, suối dài, mây trắng như vờn quanh sử thi, nơi mỗi con đường, mỗi bản làng đều thấp thoáng những di sản thiêng liêng của lịch sử – có một văn phòng làm việc tưởng chừng bình thường, lại trở thành minh chứng sống động cho một câu chuyện dung dị về khoa học phong thủy và sự an hòa của đời sống công vụ.

Vào đầu năm 2025, Nhà khoa học – Thạc sĩ Trần Đức Minh, Chủ tịch và là người sáng lập Phong thủy sư Việt Nam, đã nhận lời mời từ một vị Thượng tá, lãnh đạo Công an tỉnh Cao Bằng, để cố vấn phong thủy cho không gian làm việc của anh. Với hơn 30 năm nghiên cứu và ứng dụng phong thủy cho hàng nghìn công trình Nhị trạch (Âm trạch – Dương trạch), từ trong nước đến quốc tế, Thầy Minh luôn kiên định với khẩu hiệu nghề nghiệp: “Thích dụng – Mỹ thuật – Thuận tự nhiên”. Không theo lối hình thức, không thiên về nghi lễ, mà đặt trọng tâm vào tính ứng dụng thực tế, nét hài hòa thẩm mỹ và sự thuận lý với quy luật tự nhiên.

Khi chiếc xe dừng lại trước cổng, vị Thượng tá đã đón Thầy từ sảnh nhà, nét mặt tươi cười, ánh mắt hồ hởi như sẵn sàng tiếp một người thân quý. Hai người bắt đầu buổi khảo sát không gian văn phòng, từ lối đi bên ngoài, mặt bằng tổng thể, đến từng chi tiết bên trong: cửa chính, vị trí bàn làm việc, bàn tiếp khách, giường nghỉ trưa, các tủ hồ sơ, và cả những bức tượng danh nhân được bài trí trong phòng làm việc.

Thầy Minh cẩn trọng xem xét từng yếu tố: hướng khí vận động, sự lưu thông của ánh sáng và luồng gió, vị trí đắc cách hay xung chiếu, sự cân bằng trong cách sắp đặt vật dụng. Với cái nhìn của một nhà khoa học, ông “đọc” trường khí  bằng thiết bị hiện đại kết hợp bằng trực giác tinh tế – vốn là kết quả của mấy mươi năm thực địa, nghiệm chứng và chiêm nghiệm.

Sau khảo sát, Thầy nhẹ nhàng chia sẻ với vị Thượng tá về một số điều cần hiệu chỉnh:
Bàn làm việc cần được  diều chỉnh vị trí để đón nhận vượng khí hợp mệnh, giúp nâng cao chính khí và tăng cường sự minh mẫn.
Bàn tiếp khách nên chuyển dịch đến vị trí sinh khí, để tạo thế đón và bao quát – vừa thể hiện sự uy nghi, vừa giữ sự cởi mở.
Tủ tài liệu nên đặt tại vị trí tử khí.
Giường nghỉ trưa cần được đưa ra khỏi vị trí thoái khí, giúp người sử dụng đạt trạng thái hồi phục tốt hơn.
– Đặc biệt, các bức tượng danh nhân – vốn mang hào khí lớn – cần được điều chỉnh vị trí để tránh thế “quân lâm” áp lực, chuyển về góc “tàng khí” – vẫn tôn nghiêm mà không xung khắc với người quản lý trực tiếp.

Tất cả những đề xuất ấy không yêu cầu cải tạo phức tạp hay chi phí tốn kém, mà chỉ là những dịch chuyển tinh tế – vừa đúng về lý, vừa thuận về tâm. Phong thủy, theo Thầy, là nghệ thuật sắp đặt để “nơi chốn” trở nên lành mạnh, hài hòa và hỗ trợ con người hành sự trọn vẹn.

Chỉ sau một thời gian ngắn, Thầy nhận được tin nhắn từ vị Thượng tá:
“Công việc của em thuận lợi hơn rất nhiều, tâm trí nhẹ nhõm, mỗi ngày đến văn phòng đều thấy thoải mái và an yên. Biết ơn Thầy vô cùng!”

Không cần đến những lời tung hô hay những chứng tích huyền bí, đó chính là kết quả thực chứng rõ ràng nhất cho giá trị đích thực của khoa học phong thủy: Không cầu kỳ – mà hiệu quả. Không thần bí – mà nhân văn. Không phá bỏ – mà điều hòa.

Phong thủy, xét cùng, không phải là công cụ thay đổi vận mệnh, mà là một phương tiện giúp con người sống thuận hơn với quy luật của vũ trụ, biết cách bố trí không gian để dung dưỡng tâm trí, khai mở trí tuệ và tăng cường nội lực. Giữa vùng đất biên viễn Cao Bằng, nơi núi rừng thiêng liêng và lòng người cương trực, câu chuyện về một văn phòng được “điều chỉnh khí trường” ấy chính là minh họa sống động cho triết lý sống và hành nghề của nhà khoa học Trần Đức Minh – người vẫn lặng lẽ vun bồi “hòa khí” trên từng mét vuông đất Việt.

ViNFS

Đối tác